Bát hương, vật phẩm tâm linh thiêng liêng trên bàn thờ gia tiên, là nơi linh hồn người đã khuất trú ngụ và dõi theo con cháu. Khi mới bốc bát hương, việc thắp hương liên tục trong một khoảng thời gian nhất định là nghi thức tâm linh quan trọng, thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và cầu mong bình an cho gia đạo. Vậy, bát hương mới thắp hương bao nhiêu ngày? Cùng Tâm Linh QH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ý Nghĩa Của Bát Hương Mới
Dưới góc nhìn tâm linh, bát hương được coi như là nơi cư ngụ của các hương linh, thần, phật và linh hồn người đã khuất, nơi họ trú ngụ để dõi theo và che chở cho con cháu ở trần gian. Là cầu nối thiêng liêng giữa hai cõi âm dương, bát hương là vật dụng linh thiêng cần được bảo quản cẩn thận, trân trọng và gìn giữ kỹ càng.
Đối với những gia đình chuyển đến nơi ở mới, không khí thường rất lạnh lẽo và thiếu linh khí. Thắp hương trong bát hương thoạt đầu nhằm mục đích giảm lạnh, tăng nhiệt, cầu xin các vị thần cai trị, trông coi và bảo vệ đất đai, nhà cửa.
Gia chủ nên nhớ, dù thỉnh bát hương ở chùa hay thay bát hương mới thì trước tiên phải cúng tế, dâng lễ, xin phép thần linh cai quản đất đai nhập trạch, đồng thời báo cáo đầy đủ tên, tuổi và nghề nghiệp để nhận phước lành, phù hộ và bảo vệ từ bề trên.
Bát Hương Mới Thắp Hương Bao Nhiêu Ngày?
Sau khi bốc bát hương mới, ngày nhập trạch phải cúng đất, cúng thần linh và tổ tiên. Để xin phép chuyển đến nơi ở mới, gia chủ phải thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương, hoặc ít nhất là 49 ngày nếu không có thời gian.
Việc đốt hương này giúp tụ khí thu thập năng lượng, tích lũy của cải và bát hương trở nên linh thiêng. Nên thắp hương số lẻ vì số lẻ là số dương, cúng dương mang lại sự hài hòa cho âm.
Mỗi ngày, chủ nhà thắp hương ít nhất một lần. Khi thắp hương phải thành tâm và cầu nguyện bằng tấm lòng để bề trên lắng nghe mà độ trì, phù hộ.
Ngoài ra, chủ nhà phải thắp đèn bàn thờ liên túc vào buổi sáng và buổi tối. Ánh sáng từ bàn thờ dẫn đường cho thần linh, tổ tiên vào nhà ngự trên bát hương, cầu phúc và che chở cho gia đạo bình an.
Vật Phẩm Luôn Có Trong Bát Hương Mới
Một số gia đình tin vào tâm linh, phong thủy sẽ cho các vật phẩm phong thủy vào bát hương để tăng cường tác dụng và thu hút thêm may mắn, tài lộc cho gia đình.
Một số vật phẩm có thể bỏ thêm vào bát hương mới:
- Tờ hiệu: Là loại giấy màu vàng có in chữ, trên đó ghi tên chủ nhà hoặc tên ông bà, tổ tiên cần thờ cúng và địa chỉ nơi ở căn nhà đang sinh sống. Bát hương được thờ nhiều người thì có thể ghi nhiều tên lên đó, và cúng có thể ghi riêng từng tờ.
- Bộ thất bảo: Chứa vàng, bạc, ngọc trai, mã não, san hô, hổ phách và xà cừ. Có thể thay thế bằng tiền giấy, vàng hoặc bạc tùy theo hoàn cảnh gia đình. Mọi thứ đều được gói trong giấy và đặt dưới đáy bát hương.
- Tro: Sử dụng tro nếp sẽ có mùi thơm, mịn, dễ cắm hương hơn là cát hoặc đá. Tro có tính trừ tà xua đuổi tà ma, gia tăng linh khí, thu hút sự giàu có và phước lành.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm trên, gia chủ bỏ lần lượt tờ hiệu – bộ thất bảo – tro nếp vào bát hương. Hãy nhớ ghi chú lại và đánh dấu chi tiết từng vị trí để tránh sự nhầm lẫn giữa bát hương.
Bốc Bát Hương Ở Đâu?
Tùy theo phong tục của mỗi gia đình mà sẽ có cách bốc bát hương phù hợp. Có 2 phương pháp phổ biến được mọi người tin dùng nhất:
- Tại nhà: Hầu hết sẽ tự bốc ngay tại mảnh đất gia chủ để gửi gắm đến thần linh vì họ tin rằng chỉ cần có một tấm lòng và lòng thành hướng thiện là được.
- Lên chùa nhờ sư thầy có căn quả tốt bốc hộ và thực hiện nghi lễ: Lý do nhiều người đến chùa thỉnh bát hương xuất phát từ niềm tin rằng chùa là nơi Đức Phật ngự tọa, nơi lan tỏa lòng từ bi hỉ xả. Do vậy, họ tin rằng thỉnh bát hương tại đây sẽ mang lại sự linh thiêng, may mắn và giúp gia tiên sớm được siêu thoát.
Lời Kết
Việc thắp hương trên bát hương mới là nghi thức tâm linh quan trọng, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Theo quan niệm dân gian, việc thắp hương liên tục trong thời gian đầu giúp tạo sự ấm cúng cho ngôi nhà mới, đồng thời thỉnh rước thần linh, gia tiên về phù hộ độ trì cho gia chủ.